Địa đạo Củ Chi Khu di tích địa đạo Củ Chi cách trung tâm Sài Gòn khoảng 1 giờ rưỡi đồng hồ đi ôtô. Nằm sâu trong lòng đất, và được che phủ bởi màu xanh của thiên nhiên hoang sơ, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, ngoài tên thời chiến là "đất thép thành đồng".
Hệ thống địa đạo Củ Chi ngoằn ngoèo, chạy dài với các đường hầm chằng chịt. Từ một đường hầm xương sống tỏa ra vô số nhánh dài, ngắn, thông với nhau, là nơi trú ngụ, ẩn náu của chiến sĩ ta trước đây trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây quả là một thành phố dưới lòng đất. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, giếng nước, hầm chỉ huy, hầm dùng để hội họp, chiếu phim, xem văn nghệ, các phòng ngủ tập thể, các nhà ăn tập thể, đến các hầm giải phẫu thu nhỏ, cùng với hàng trăm hố cá nhân. Mọi điều kiện sinh hoạt ở dưới hầm đề mang tính tự chế như dép râu làm từ lốp xe cũ, đạn dược được tái chế từ các quả bom chưa nổ, có bếp Hoàng Cầm, tức loại bếp nấu ăn dấu khói.
Ðịa đạo Củ Chi thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này đã đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới
250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, đã được tặng danh hiệu “đất thép thành đồng. Hiện nay, khu di tích lịch sử này đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam và các nước đã đến thăm và ghi cảm tưởng lưu niệm tại đây. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi (Fosaco) Thuộc xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, cách địa đạo Củ Chi khoảng 8km, làng sinh thái Fosaco được ví von là một Tây Nguyên giữa lòng thanh phố bởi quy tụ các nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số như: kiến trúc, lễ hội, ẩm thực và làng nghề…Chuyến hành hương về Củ Chi không phải để trở về địa đạo một thời anh hùng của người dân đất thép mà là để tìm về chốn yên bình với thiên nhiên, với những gì hoang sơ và độc đáo. Chỉ cách trung tâm Tp.HCM 50km, nghĩa là khoảng hơn một giờ đi xe máy thôi, nhưng ở khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi, hơi thở gấp gáp và cái dáng vẻ vội vã quay quắt của thành phố dường như không còn nữa. Người ta tạm quên mình còn công việc và cả những mối lo toan, để những nhân viên hướng dẫn đưa đi hết 20ha của khu sinh thái.
Những cỗ xe ngựa mộc mạc thay cho xe gắn máy lộc cộc gõ móng trên lối nhỏ sẽ đưa chúng ta dạo quanh khu du lịch. Hoa viên phượng vĩ vào mùa rực lửa, cháy khát khao nỗi niềm mùa hạ. Khu biểu diễn vịt độc đáo đến mức nhiều người nghĩ họ đang được đến vườn chim Jurong ở Singapore. Khác chăng chỉ là màn biểu diễn của gần 300 diễn viên vịt nhào lộn hết sức ngoạn mục thay cho tiếng chim hót. Bỏ lại sự ồn ào của những chú vịt, chúng tôi đến sân khấu ca múa nhạc dân tộc thiểu số.
Những vũ điệu, lời ca của người dân Tây Nguyên như nhắc con người sống có tình hơn. Đến Mê Cung Trúc, không chỉ giới trẻ mà cả người có tuổi đều thích thú với sự bất ngờ của khu nhà 5 căn được làm từ hơn 2.000 cây trúc. Nơi đây, những lối đi ngắt khúc, quanh co và cả những lối đi ảo trong mỗi tầng nhà khiến người chơi trò mê cung khó tả hết cảm giác hồi hộp. Cơm lam, bánh tráng phơi sương, bánh kẹp đậu phộng hay rượu cần chỉ là vài món ăn dân dã mà người dân tộc ưu ái mời khách nếm qua, để thấy cái tình người nơi đây nó đậm đà, thơm thảo lắm. Trước khi về với hiện đại của thành phố, đừng quên mua vài món quà thủ công mỹ nghệ của các dân tộc thiểu số ở gian hàng bán quà lưu niệm, để nhớ mình đã có lần về với Củ Chi.
Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi
Ấp 4, xã Nhuận Đức, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84- 792 8922.
Khu du lịch “một thoáng Việt Nam”
Đây là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống với diện tích 22.5 ha đất bưng biền, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn. Khu du lịch bao gồm 30 hạng mục với đền thờ đất nước, Sa bàn nước Việt Nam, lầu Vọng, đường Trường Sơn, ba khu tiêu biểu cho 3 miền đất nước. Bên cạnh là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên
sông, vườn cây ăn trái…
Ở đây, những người thợ thủ công, nông dân, nghệ nhân… thuộc nhiều dân tộc khác nhau đến từ những miền quê khác nhau cùng lao động sản xuất bên nhau trong một số nghề truyền thống tiêu biểu như: đan lát mây tre, dệt tơ lụa và thổ cẩm, gốm sứ, chầm nón, thêu ren, làm giấy dó, in khắc tranh, điêu khắc đá, điêu khắc mộc, chế biến mía đường, canh tác lúa nước, nuôitrồng thủy sản, ươm trồng hoa lan, cây cảnh, chăn nuôi gia súc…
Thăm khu du lịch “một thoáng Việt Nam” sẽ lưu lại cho quý khách những ấn tượng sâu sắc về một đất nước Việt Nam
Địa chỉ: Bến Bò Cạp, ấp Phú Bình, xã An Phú, Huyện Củ Chi
Mười tám thôn Vườn Trầu Thuộc huyện Hóc Môn, cách trung tâm thành phố gần 20 km về [hía Tây. Du khách thích tiếp xúc với những người nông dân Nam bộ, có tinh thần thượng võ, xả thân, xả thân vì chính nghĩa, xin mời về vườn trầu 18 thôn. Với những vườn trầu xanh mướt, ken dầy đến mức trời mưa, đứng dưới dàn trầu không bị ướt. Du khách sẽ được ngồi xe ngựa đi dạo khắp thôn làng trong một màu xanh cây lá, được tiêép xúc với người dân cởi mở, mến khách và được nghe những chuyện kể về truyền thống anh hùng của nhân dân 18 thôn vườn trầu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Mười tám Thôn vườn trầu thuộc địa phận huyện Hóc Môn, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10 km. Từ xa xưa, dân vùng này đã nổi tiếng là khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, giàu lòng tương thân tương ái. Vua tôi nhà Nguyễn cũng phải mặc nhiên chấp nhận lẽ thời của những người dân "cứng đầu cứng cổ" ở nơi đây. Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thứ dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, "ông ba mươi" đi trên đường
làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm ất Dậu (1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn.....
Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám Thôn vườn trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn......Tin vào dân, dựa vào dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm. Cũng tại ấp này, tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành
được, đưa phong trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân - Mười tám Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư), Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần..... Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người con ưu tú của dân tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn Tần,. Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai........ đã ngã xuống.
Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Nhưng "Bia căm thù" ở Cầu Xáng, khu di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Ngã ba Giồng, bia kỷ niệm liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai... Cùng với địa danh 18 Thôn vườn trầu Bà Ðiểm, Hóc Môn mãi mãi vẫn còn lưu danh khi nói đến Hóc Môn. Cùng với những thành tích vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến, huyện Hóc Môn xứng đáng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó có 3 xã là 3 đơn vị anh hùng là xã Xuân Thới Thượng, Tân Xuân và Bà điểm.
Thảo Cầm Viên - Thành Phố Hồ Chí Minh Thảo cầm viên, quen gọi là Vườn Bách thú hay vườn Bách thảo. Đây là một Thảo Cầm viên vào loại lâu đời nhất trên thế giới, sách với vườn bách thảo Matxcơva (1864), vườn bách thảo Tôkyô (1882), buđapét (1886). Thảo cầm viên được bắt đầu xây dựng từ tháng 3-1864 với tên gọi là vườn Bách Thảo do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp J.B Louis Pierre phụ trách.
Năm 1924, Thảo Cầm Viên được nới rộng thêm 13 ha qua bên kia sông Thị Nghè tổng cộng 33 ha.
Năm 1927, xây chiếc cầu đúc bắc qua sông Thị Nghè, nối liền hai phần của Thảo Cầm Viên
Năm 1942-1945, quân đội Nhật đã chiếm đóng ở Thảo cầm viên
Năm 1945-1955, quân đội viễn chinh Pháp cũng chiếm Thảo cầm viên làm đồn trú và kho tàng cất
giấu vũ khí. Chúng đã phá nhiều chuồng trại và một số cây cổ thụ.
Năm 1956-1960, Ngô Đình Diệm đã biến ngôi biệt thự trong Thảo Cầm Viên (trước đây vua Bảo Đại làm nơi ăn chơi, đánh bạc) thành phòng điều tra của Sở tình báo trung ương mang tên P.42.
Thảo Cầm Viên có hai cổng: cổng ở đường Lê Duẩn và cổng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thảo Cầm Viên chia ra làm nhiều khu vực: khu cầm thú, khu cây cảnh và sưu tập phong lan, khu dành cho trẻ em và khu người lớn vui chơi...
Về thực vật: Thảo Cầm Viên là nơi sưu tập hàng ngàn cây quý các loại, có những cây cổ thụ quý mà ở Việt Nam không có. Có nhiều loại xương rồng, dương xỉ, lưỡi rắn và nhiều thảo mộc gốc Châu Mỹ, châu Phi... Thảo Cầm Viên có nhiều hồ nước trồng nhiều loại súng lai với màu sắc, hình dáng đẹp, có ao sen với nhà thủy tạ, nuôi nhiều cá chép, trắm... khách trông thấy được.
Về động vật: Có hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và giống có cánh các loại. Ở các chuồng có: khỉ, gấu, cọp, beo, sư tử, giả nhân, vượn, hươu, nai, bông, heo rừng, mang, nhím, rùa, rái voi, đảo cò, các loại chim, cá sấu, hà mã, trăn, rắn...
Khu du lịch Suối Mơ Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15km, Suối Mơ dễ dàng trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần của người dân thành phố và những cư dân vùng phụ cận Ðồng Nai, Bình Dương... Với lợi thế là láng giềng của công viên nước Việt Nam Water World, Con Nai Vàng... và tương lai là Làng Văn hóa lịch sử dân tộc... đang có thị phần du khách khác nhau do kinh doanh các loại hình giải trí riêng biệt. Suối Mơ cũng thế, mở cửa trong lúc cả thành phố đang rất cần nhu cầu về loại hình giải trí mới lạ và hiện đại.
Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sư tử biển và hải cẩu ra đời từ sự hợp tác giữa DNTN Nguyễn Phan với Trung tâm nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đưa những chú thú biển vượt nghìn trùng đến TP. HCM giúp vui với du khách, đặc biệt là những thượng đế tí hon.
Với giá vé 30.000 đồng/người vào cổng xem một buổi biểu diễn khoảng 45 phút, người sở hữu vé còn được sử dụng miễn phí các dịch vụ hỗ trợ khác như hồ bơi (cả hồ dành cho người lớn và trẻ em), câu cá giải trí, cắm trại tự do... Ngoài sân tennis vừa được xây xong thì hai nhà hàng cung cấp các món ăn đặc sản, thức ăn nhanh sẽ đáp ứng được số đông lượng khách đến
tham quan tại đây trong những ngày cao điểm. Suối Mơ còn có kế hoạch trồng thêm rừng tràm phủ trọc 23 ha diện tích đất, còn lại để tạo thành khu cắm trại khổng lồ cùng với nhiều loại hình giải trí cảm giác mạnh khác.
Khu Du lịch Văn Thánh Được thành lập năm 1985 trên một vùng đất rộng ven sông nước, khu du lịch Văn Thánh đã tạo dựng được những cảnh trí gần gũi với thiên nhiên, mát mẻ, thoáng đãng, thích hợp cho du khách đến nghỉ ngơi, thưởng ngoại môi trường thiên nhiên trong sạch, tươi đẹp.
Hoạt động chủ yếu của khu du lịch Văn Thánh là tổ chức các dịch vụ du lịch, các hoạt động lễ hội văn hóa, vui chơi giải trí nhân ngày
lễ lớn…
Có lẽ hiện chỉ có cụm năm làng nghề trong khu du lịch Văn Thánh (48/10 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, thuộc Saigontourist) được xây dựng bài bản nhất, có cái để hấp dẫn du khách đến tham quan nhất. Cụm năm làng nghề này hình thành từ 30-4-2002 trong khu Văn Thánh vốn gần trung tâm, ngay sát bên bờ sông Sài Gòn, cảnh quan được cải tạo lại khá đẹp gồm: gốm (Bát Tràng, Bình Dương...), đá (Non Nước, Đà Nẵng), chạm kim mộc thạch, dệt thổ cẩm Chăm, thêu; tất cả đều là của doanh nghiệp và cơ sở tư nhân. Nhưng đến nay chỉ có hai làng nghề gốm và đá là hoàn chỉnh, số còn lại vẫn đang tiếp tục vừa làm vừa triển khai thêm. Phương thức hợp tác: mặt bằng của Văn Thánh được sử dụng miễn phí, Văn Thánh quảng bá, giới thiệu, bán tour cho khách tham quan, phía chủ làng nghề bỏ tiền đầu tư từ máy móc vật liệu, nghệ nhân biểu diễn, thiết kế trang trí..., và không được hưởng trên phí thu của khách mà chỉ hưởng trên sản phẩm bán ra.
Bà Phạm Thị Hoài Bảo, phó giám đốc khu du lịch Văn Thánh, cho biết: "Chúng tôi đã bỏ ra 14 tỷ đồng để đầu tư cải tạo nâng cấp chung khu du lịch, trong đó có phát triển mô hình mới này. Cụm làng nghề hiện vẫn trong giai đoạn khó khăn, hiệu quả chưa có, nhưng tôi tin thời gian tới sẽ phát triển tốt. Cụm làng nghề là nét riêng của Văn Thánh, sẽ góp phần nâng cả khu du lịch lên".
Còn các chủ làng nghề tại đây cho biết trước mắt vẫn đang lỗ, nhưng mục tiêu đầu tư vào Văn Thánh chủ yếu để quảng bá sản phẩm, tương lai khi lượng khách du lịch tăng mạnh mới mong có lợi nhuận.
Có triển vọng phát triển nhất tại Văn Thánh là làng gốm của Công ty Gốm Việt. Trên diện tích rộng 200 m2, làng gốm có khu sản xuất với đủ máy móc công nghệ cao cấp, nguyên vật liệu để các nghệ nhân biểu diễn tất cả các công đoạn làm gốm; khu trưng bày sản phẩm. Đặc biệt, đến đây khách tham quan có thể tự tay nhào nặn, vẽ vời trên gốm, sau đó đưa "tác phẩm" của mình vào lò nung ra
thành phẩm mang về làm kỷ niệm với chi phí khiêm tốn: 50.000 đồng/khách nước ngoài, 30.000 đồng/khách trong nước. Khách du lịch nước ngoài, nhất là khách châu Âu, rất thích sân chơi thú vị này, họ không chỉ bỏ 2-3 tiếng tham quan mà còn lui tới nhiều lần. Ngoài ra, đây cũng là nơi để các họa sĩ trong nước đến sáng tác, nơi tổ chức những cuộc thi thiết kế mẫu gốm mới... Theo ông Nguyễn Văn Tâm-giám đốc Công ty Gốm Việt, đơn vị đã đầu tư gần 7 tỷ đồng ở Văn Thánh, Gốm Việt đã bắt đầu gặt hái được những kết quả ban đầu từ sự đầu tư này: bán được một số hợp đồng nhỏ, vừa mới ký một hợp đồng với đối tác Mỹ mở showroom, bán hàng qua mạng ở Mỹ. Sắp tới cũng tại Văn Thánh, Gốm Việt sẽ mở thêm bảo tàng gốm, siêu thị bán những mặt hàng gia dụng, hàng trang trí nội thất làm từ gốm, và cả máy móc, dụng cụ sản xuất gốm...
Địa chỉ: 48/10 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh Bảo tàng sinh thái biển Một “bảo tàng sinh thái biển” cho Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh Giồng Cá Vồ là một di tích khảo cổ của huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Một dự án trùng tu và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho Giồng Cá Vồ và cả huyện Cần Giờ đang được thực hiện.
Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển đã được sự công nhận của thế giới còn gắn liền với một di tích khảo cổ học quan trọng: Giồng Cá Vồ. Từ đây, một dự án trùng tu phục chế di tích khảo cổ đang được tiến hành, và song song đó là một quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho cả huyện Cần Giờ của TP Hồ Chí Minh.
Nằm về phía đông nam thành phố khoảng 60km đường chim bay, giữa đồng bằng mênh mông, mạng sông rạch dày đặc, một vùng vẫn thường được gọi là “nửa nước nửa đất” ở Cần Giờ lại có hàng trăm gò nổi lên hai bên bờ sông, sát với mép nước khá kỳ lạ.
Giồng Cá Vồ (rộng khoảng 7.000m2) nằm trong một hệ thống các giồng đất ở tả ngạn sông Hà Thanh - một nhánh của sông Dinh Ba. Từ những năm 1990 đến nay, qua những kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa của di tích Giồng Cá Vồ được xác định rõ nét, các di vật rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình loại (đặc biệt là chất liệu các hiện vật như vàng, sắt, đồng, gốm, thủy tinh, đá, xương...).
Thể hiện một sắc thái văn hóa vùng ngập mặn ven biển, ở Giồng Cá Vồ di chỉ cư trú đồng thời là nơi sản xuất gốm và một số sản phẩm và di chỉ cư trú dần biến thành khu mộ táng với táng thức mộ chum và là chủ yếu. Người chết được cột theo tư thế ngồi bó gối rồi đặt vào trong chum. Di cốt được bảo tồn khá tốt. Chum mai táng ở Giồng Cá Vồ có hai loại, và hai loại này đều chưa thấy trong bất kỳ một di tích mộ chum nào ở Đông Nam Á. Số lượng chum nhiều, với sự thống nhất của phương thức và đồng nhất của loại hình chum mai táng, cho thấy táng thức của cư dân Giồng Cá Vồ đã tồn tại khá lâu dài và ổn định, như một truyền thống độc đáo ở khu vực Đông Nam Á.
Từ những phát hiện quan trọng này, mục tiêu của dự án nhằm bảo quản, trùng tu, phục chế lại khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội vốn có của di tích, cảnh quan tự nhiên như các loại cây cỏ thực vật, sinh vật... Cùng lúc, các cảnh quan sinh hoạt và sản xuất của người xưa trên mảnh đất này cách nay hơn 2.000 năm sẽ được nghiên cứu phục dựng. Các ngôi mộ cổ cùng các hiện vật trong đó được khai quật, bảo quản và trưng bày tại chỗ làm cho khu di tích sống động hơn.
Hiện nay du khách tham quan, du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông vào những ngày cuối tuần song chỉ tập trung vào khu du lịch 30-4 và đảo khỉ, còn khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ (đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ tháng 4-2000) chưa tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan vì không có đường giao thông.
Song song với dự án này, một đề án quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010 cũng đang được Viện Kinh tế và Sở Du lịch nghiên cứu thực hiện. Nếu như hướng bắc và hướng đông TP Hồ Chí Minh tiếp giáp các tỉnh có đặc thù du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì ở hướng nam Cần Giờ có đặc thù du lịch sinh thái và hệ thống rừng ngập mặn.
Với lợi thế rừng và biển, là khu dự trữ sinh quyển quốc tế, Cần Giờ đã được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 29 điểm du lịch sinh thái của quốc gia. Việc quy hoạch phát triển khu du lịch Cần Giờ vừa phù hợp với xu hướng phát triển TP Hồ Chí Minh ra biển, vừa phù hợp với định hướng chung theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ giai đoạn từ đây đến năm 2020, trong đó ngành du lịch Cần Giờ sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển.
Đi thăm Vàm Sát trong ngày Đi tắc ráng trong rừng Sác, Cần Giờ - TP.HCM Cách thành phố Hồ Chí Minh 60km, tour Khám phá rừng Sác (Cần Giờ) sẽ làm du khách thích thú với không khí trong lành và những câu chuyện đầy huyền thoại về vùng đất này. Vắt vẻo trên chiếc tắc ráng - sang hơn một chút là canô - khách xuất phát từ bền tàu khu Lâm viên rừng Sác - Cần Giờ và trực chỉ vào rừng. Lộ trình di chuyển trong rừng bằng thuyền khoảng 10km. Bạn sẽ cảm nhận được không khí mát dịu hẳn đi khi rẽ vào khúc quanh đầu tiên.
Những thảm thực vật xanh mướt hiện ra trước mắt; những đàn khỉ sống gắn bó bên nhau, những hang Ba khía, hang Cá thòi lòi… Du khách còn được làm quen với cách liên lạc khá lạ ở trong rừng. Vì trong rừng sinh thái không thể sử dụng phương pháp liên lạc phổ thông trước mỗi khúc quanh để khỏi làm kinh động hệ sinh thái của động vật rừng ở đây, nên đến mỗi khúc quanh, người lái thuyền sẽ thổi ba tiếng tu huýt liên tục với âm lượng vừa phải, nếu có thuyền khác vào họ sẽ đáp lại ba tiếng.
Toàn bộ con đường thuỷ dài chừng 5km sẽ dẫn đến khu căn cứ rừng Sác do Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ phục chế lại. Đây là mô hình tái hiện hình ảnh con đường trong rừng năm xưa của Trung đoàn 10. Khách tham quan sẽ lên bến tàu và bước vào con đường độc đạo xuyên rừng được dựng từ tre nứa, thân mắm, đước… Phía dưới là nước, trên đầu là tàng cây rừng rậm rạp và nghe chuyện kể về những trận đánh năm xưa do chính ông Tám, một thành viên của Trung đoàn 10 kể lại. Vừa hít hà thưởng thức vị ngọt, mùi thơm của những món ăn giữa rừng, vừa được nghe những huyền thoại về sấu rừng Sác. Món giữa rừng nên tận dụng ngay nguồn thực phẩm trong rừng với thực đơn 3 món chính: gỏi lá kìm chua chua, mặn mặn; ba khía rang tỏi thơm thơm, nồng nồng chỉ 5.000đ/đĩa, khuyến mãi thêm cơm vắt ăn với cá kho quẹo. Khách còn được chứng kiến công nghệ chưng cất nước mặn thành nước ngọt độc đáo và cứ mạnh dạn uống thử vì thứ nước ngọt lấy ra từ hơi nước mặn này con tinh khiết hơn cả nước suối.
Ngoài bộ sưu tập cây rừng ngạp mặn phong phú, Vàm Sát còn có hai địa điểm nổi tiếng: Đầm Dơi và Tràm Chim. Thiên nhiên hoang dã đã tạo cho Vàm Sát chỗ nghỉ chân lý tưởng của loài dơi quạ. Giữa cánh đầm lấp xấp chỉ mỗi cây đước, dơi quạ có cánh sải dài một mét, bay về sống hơn vạn con. Trong ráng chiều, dơi tìm chỗ ngủ lao xao, phá tan bầu không khí yên tĩnh của cánh rừng. Trên những ngọn cây chà là trong Vàm Sát, chim, cò muôn phương hội tụ ngày đêm, tạo thành tràm chim rộng lớn. Độc đáo vào mùa sinh sản tháng tư, chim nước đẻ và ấp nở hàng chục ngàn trứng bé xíu.
Con rạch đưa khách đến nơi bọn dơi trú ngụ lượn tròn quanh một cái đầm tuyệt đẹp, được bao bọc
những rặng đước. Giữa đầm là những mảng rong xanh rì, vài con cò cái vạc đang ung dung săn cá.
Một cái nhà sàn lớn mọc giữa trung tâm, có đến 7 phòng dành cho khách thích lưu lại ban đêm ở
khu du lịch. Điều lý thú nhất dành cho khách là những đầm cua nuôi. Chỉ cần một vài phút thả cần
là chúng đã ăn mồi, khéo léo một chút khi nâng những con cua mê mồi lên gần mặt nước và dùng
vợt vớt nhẹ là được ngay một chú trên dưới nửa ký lô. Ở đây còn có những căn chòi cho du khách
thưởng thức ngay những món cua luộc, cua nướng do chính mình câu được, giá chỉ ở mức bằng với
giá bán ở chợ.
Rời khu Đầm Dơi, du khách đến khu nuôi sấu và khỉ. Câu cua đã dễ, câu cá sấu còn dễ hơn. Bình thường chúng vốn lừ đừ, vô cảm, nhưng chỉ mới nhác thấy có du khách đến, cả đàn cá sấu đã tranh nhau bơi đến và chúng sẽ "tự nguyện" cắn câu. Cách trung tâm khu du lịch Vàm Sát 500 m là khu Đầm Chim, nơi đang thu hút cả chục ngàn cò, vạc về làm tổ. Du khách, trong những buổi sáng sớm và chập tối, có thể thưởng thức cảnh tượng hàng đàn cò trắng, cò vá, vạc, giang sen, già đãy, cồng cộc... bay đi tìm mồi hay trở về tổ. Nếu may mắn hơn, du khách còn có thể trông thấy một vài con kỳ đà hoang dã. Vàm Sát vẫn còn nhiều chồn, rái cá, trăn..., nhưng chỉ dễ bắt gặp về đêm.
Đến với Vàm Sát, khu du lịch thuộc công ty du lịch Phú Thọ, ngoài tuyến đi bằng tàu, những du khách trẻ còn có thể đi bằng xe máy theo ngõ qua xã Lý Nhơn. Tuy nhiên, đoạn đường này còn là đất đỏ, lại phải qua hai phà, khó khăn hơn so với đi bằng đường sông. Giá của một tour du lịch Vàm Sát trọn gói là 170.000 đồng mỗi người.
Khách du lịch có thể đi xe máy xuống Cần Giờ vào những ngày cuối tuần, đường đi khoảng 60km. Nên đi vào lúc 7 giờ sáng và về lúc 3 giờ chiều để không bị kẹt phà. Thuê xe hợp đồng mỗi chuyến đi và về 300.000đ/xe 12 chỗ. Ngoài ra, tại bến tàu khu du lịch Bình Quới thường xuyên có đội tàu đưa khách đi, trung bình 150.000đ/khách tuỳ dịch vụ đi kèm.
Thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn Thưởng ngoạn bằng canô trên sông Sài Gòn hiện nay do Cty vận tải du lịch Cần Giờ tổ chức. Trong một ngày nghỉ thứ bảy hay
chủ nhật, bạn có thể đăng ký đi nhóm hoặc đi lẻ. Quãng thời gian đi thưởng ngoạn chính là những giờ phút được thư giãn
thoải mái nhất sau một tuần làm việc.
Tàu khởi hành từ cảng Bạch Đằng tại trung tâm quận 1, du khách có thể được biết đến các địa danh, công trình, di tích, thắng cảnh trên đường đi. Canô ngược dòng sông chỉ vài phút là ngang qua Tân Cảng tấp nập tàu thuyền. Đi trên sông, du khách được quan sát cận cảnh các biệt thự của khu An Khánh - khu vực có giá đất cao nhất ở quận 2, TPHCM hiện nay.
Điểm dừng đầu tiên của du khách là khu du lịch Bình Quới 1, từ đây có thể trông thấy Sài Gòn Water Park bên kia sông với những đường ống trượt nước uốn vòng. Hạ lưu sông Sài Gòn thường ngày rất nhiều tàu bè, sàlan lưu thông vận chuyển hàng hoá, cát đá v.v...Thỉnh thoảng những chuyến ghe chở những hàng gốm (bình, chậu, lu, lọ...) từ Bình Dương xuôi về miền Tây Nam Bộ. Càng đi lên phía thượng nguồn mặt sông càng phẳng lặng. Từng đám từng đám lục bình trôi dạt trên dòng nước mênh mang, trăng trắng những cánh cò. Lúc này canô đã lướt qua gầm những cây cầu lớn, nổi tiếng của TPHCM như cầu Sài Gòn, Bình Triệu, Bình Phước... Điểm dừng chân thứ hai là vườn thú Thanh Cảnh với hàng chục loài thú, chim, cá... Đặc biệt du khách được ngắm nhìn các giống vịt Châu Âu, Bắc Mỹ đầy màu sắc, rất lạ và đẹp, và loại bạch xà tinh nhanh.
Khung cảnh hai bên sông um tùm cây cối, lau lách tô điểm nét hoang sơ. Canô đi ngang qua làng gốm Lái Thiêu sẽ giảm tốc để khách có phút quan sát làng gồm truyền thống trên bờ sông, trước khi rẽ vào vườn cây Lái Thiêu nghỉ trưa.
Chiều trên đường về, du khách được ghé thăm Miếu Nổi ở Gò Vấp - một di tích lịch sử văn hoá quốc gia do người Hoa xây dựng cách đây hơn 200 năm. Điểm độc đáo của ngôi miếu này là kiểu kiến trúc khảm sứ nhiều màu sắc đầy khéo léo. Một chuyến du ngoạn trên sông trải qua khoảng 65km. Tuy nhiên cũng có tour dài hơn đi đến đền Bến Dược, địa đạo Củ Chi. Nếu chọn tuyến xuôi dòng thì len lỏi kinh rạch trong khu Rừng Sác, cù lao Vàm Sát ở Cần Giờ, là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Du lịch thư giãn trên sông rạch đồng thời cũng là dịp thưởng ngoạn những vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã trên sông nước.
Làng nghệ sĩ - Tp.Hồ Chí Minh [img]
Gọi là làng nhưng nó nằm ở ngay quận 2, TP Hồ Chí Minh. Những ngôi nhà trong làng không mang dấu ấn quần cư mà là những bảo
tàng thu nhỏ theo các phong cách nghệ thuật và kiến trúc riêng. Cư dân của làng không phải là nông dân mà là những họa sĩ, điêu khắc gia... Tên làng là Hàm Long.
Ðã từng có làng đại học, làng báo chí, tại sao không thể có làng của các họa sĩ, điêu khắc gia, nghệ sĩ? Ðây sẽ là nơi chúng tôi sáng tác,
triển lãm tranh và tổ chức trại sáng tác cho các họa sĩ khắp mọi miền đất nước" - họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những cư dân sớm nhất của làng - nói. Chính với mong muốn này, 33 họa sĩ, nghệ sĩ đất phương nam đã cùng nhau tự bỏ kinh phí để làm đường, kéo điện về dựng làng.
Các ngôi nhà dần dần mọc lên theo một quy ước thiết kế: không xây nhà Tây. Ði hết ngôi làng bạn cũng không hề thấy một biệt thự, nhà cao tầng mà chỉ toàn những nếp nhà Việt Nam truyền thống. Có lẽ không một nơi nào hội tụ đủ những nét kiến trúc mang đậm hồn Việt như những ngôi nhà ở làng nghệ nhân Hàm Long. Cẩn thận đến từng chi tiết thể hiện nét văn hóa đặc trưng vùng miền dưới con mắt của những người làm nghệ thuật, có lẽ là điểm quyến rũ nhất của làng.
Nằm ngay đầu làng là nhà của họa sĩ Nguyễn Thanh Châu. Tên của ông không xa lạ gì với người yêu hội họa cả nước nhưng những bức tranh đậm mầu sắc Nam Bộ kháng chiến vẫn làm ngạc nhiên tất cả những người ghé thăm. Cách đó không xa là ngôi nhà của dân tộc Stiêng, cũng chính là nơi trưng bày các tác phẩm gốm, đất nung của họa sĩ Lê Triều Ðiển. Cái duyên mộc mạc mà đằm thắm giữa sự gắn bó của đất với đời qua những tác phẩm này sẽ đưa bạn đi từ lạ lẫm này đến ngạc nhiên khác.
Ðến đây bạn đừng quên ghé qua ngôi nhà Huế hơn một trăm năm tuổi của họa si Dương Ðình Hùng. Ngôi nhà được mang nguyên từ Huế vào đây, với đầy đủ cột kèo, ván lát, cửa... Trên vách gỗ đậm dấu ấn thời gian, một bức sắc phong của nhà Nguyễn cho dòng họ Dương Ðình được treo tran
trọng. Sau nhà là cái hồ bán nguyệt được xây bằng gạch, lăn tăn tăm cá dưới lá bông súng xanh
ngắt.
Một bức bình phong rộng hơn 2,5m, cao 2m, được hoàn thành từ một phiến gỗ nguyên, hoàn toàn tự nhiên chính là điểm nhấn giữa Kỳ Lân Viên của họa sĩ Lý Khắc Nhu. Bản thân các đường vân, thớ gỗ của bức bình phong này đã đủ tạo nên một bức tranh hoành tráng. Tinh thần Á Đông còn được thể hiện đậm đặc trong những bức tranh thủy mặc, thư pháp với nét bút phóng khoáng, treo khắp tường. Một chiếc bàn lớn đã để sẵn nghiên mực, bút lông cho chính bạn tự trổ tài thư pháp. Còn rải rác trong khu vườn lộng gió ven sông, trên thảm cỏ nhung xanh mượt là những tượng gỗ với nét khắc đầy tinh xảo.
Lộng lẫy và uy nghiêm, mang dáng nét cung đình là khu nhà của họa sĩ Hoài Hương. Tất cả cột, kèo, cửa... đều mang nét chạm khắc tinh xảo của cung đình Huế. Nếu không có tiền, không thể tạo nên một cung điện thế này. Nhưng đây cũng là một tuyệt tác nghệ thuật mà nếu chỉ có tiền, không phải họa sĩ, nghệ sĩ, cũng không thể tạo ra được. Hồ nước thả đèn ngay chân hàng hiên gỗ sẫm mầu chiếc thuyền hoa đong đưa những nụ mười giờ rực rỡ, đêm trăng bước vào nhà thủy tạ, ngồi trên trường kỷ nghe ngâm thơ, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác mình là một quân vưong.
Khu nhà của họa sĩ Bạch Trường Sơn lại mang một phong cách khác hẳn. Bước lên cây cầu thang ngắn bằng gỗ mộc bắc lên nhà sàn, bạn sẽ có ngay cảm giác mình đang ở vùng Tây Bắc xa xôi.
Nằm khiêm tốn phía sau là ngôi nhà tranh, vách đất của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lồng bàn tre, vó tre dựng trong góc sân, rất gần với làng quê trong thơ Nguyễn Bính. "Thanh tịnh vô vi" - đó là chữ mà một du khách Trung Quốc đã tặng cho ngôi làng. Nằm bên sông Sài Gòn, ngay trong Giồng Ông Tố, nơi có cảnh quan tuyệt đẹp từng được ca tụng trong rất nhiều áng văn chương Nam Bộ, làng nghệ sĩ Hàm Long là một điểm du lịch hết sức độc đáo. Còn với những chủ nhân, đây là nơi cho họ cảm hứng, tình yêu và linh hồn của các tác phẩm đã và sẽ ra đời.