CDAV9 Family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CDAV9 Family


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Vào ngay chuyên mục "Alo ^ bạn cũ" nha mọi người. Miss ya'll "Adversity reveals genius, prosperity conceals it"
CÓ BẰNG TỐT NGHIỆP DHAV2, CDAV9 (26-11-2010) Phòng Đào tạo đã in bằng tốt nghiệp của những Sinh viên DHAV2, CDAV9 nộp chứng chỉ tiếng hoa và tin học trễ. Sinh viên DHAV2, CDAV9 mang theo chứng minh nhân dân đến nhận tại văn phòng khoa Ngoại Ngữ. Khoa Ngoại ngữ sẽ phát bằng tốt nghiệp vào sáng thứ 4 và sáng thứ 7 hàng tuần

 

 Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH

Go down 
Tác giảThông điệp
k_k
Admin
k_k


Tổng số bài gửi : 139
Join date : 28/05/2009
Age : 36
Đến từ : Tây Ninh - quê hương tui

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Empty
Bài gửiTiêu đề: Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH   Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH EmptyWed Sep 30, 2009 4:15 am

Bến Nhà Rồng

Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ, nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là một tòa nhà ba tầng. Nơi đây ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (mà sau này là Bác Hồ của chúng ta) đã ra đi tìm đường cứu nước.

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 441545335_05939df1ef_o

Nhà Rồng nguyên là dinh đại diện hãng chuyên chổ sau đổi là chuyên chở hàng hải, được xây từ năm 1862, ngay sau khi Pháp vừa chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông nam bộ. Có lẽ trong cả nước ta, kể cả hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, không một ngôi nhà nào mà kiểu cách dị biệt "thượng ta hạ tây", rõ nét như Nhà Rồng. Những con rồng bằng sứ men xanh uốn khúc trên mái nhà. Có tài liệu nói con rồng này lấy từ Văn Miếu (Hà Nội). Khi Bác Hồ ra đi từ bến sông này, mái Nhà Rồng còn giữ đúng cảnh vẻ của như lúc mới làm. Nhưng ngày nay vì mái xưa đã hỏng, trên nóc vẫn có hai con rồng, song đầu thì quay ra và ngói lợp là loại phẳng chứ không đẹp, không cong ốp xếp âm dương như đợt sóng, theo kiểu thuần túy Việt Nam.

Cầu tàu ở đây lúc đầu dài 350m, phí tổn gần 3 triệu France, gồm một dãy cầu bằng ván dày lót trên những chiếc cột bằng sắt. Con tàu đầu tiên của hãng đã rời bến Nhà Rồng ngày 23-11-1862 Ngày nay, tòa nhà được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật và hình ảnh về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch.

Dọc theo bến Bạch Đằng, từ bờ sông Bến Nghé (nay là sông Sài Gòn) từ cầu quay cũ (cầu Khánh Hội) đến nhà máy Ba Son, xưa kia hàng ngàn ghe thuyền chen chúc nhau, hình thành một thành phố nổi trên sông.

Tại bến Bạch Đằng, đối diện với Nhà Rồng, có cột cờ Thủ Ngữ. Cột cờ này cao 30 m, được xây dựng từ năm 1900, trên đỉnh treo tín hiệu cờ vải màu hoặc quả bóng đèn ban ngày và một bóng đèn khi trắng khi đỏ ban đêm để dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn.

Hội Trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 3ecfd6f03c9d1e6b252c89b37d1502e3-dinh%20doc%20lap

Khi nói đến Sài Gòn với những di tích kiến trúc có tính đặc trưng, độc đáo không ai không liên tưởng đến Dinh Thống Nhất với vai trò lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, vị trí được xác lập trong giao lưu kinh tế, chính trị, xã hội đối với toàn vùng Ðông Nam á cũng như trên thế giới. Mặt tiền của Dinh Thống Nhất nằm trên ngã ba đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lê Duẩn. Khuôn viên rộng 15ha.

Trên mặt bằng này, ngày 23.2. 1868, đô đốc thực dân Pháp De lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên, đặt tên là Dinh Norodom. Dinh Norodom được xây dựng và hoàn thành sau đó 3 năm, đây là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương.

Thời Pháp thuộc đây là trụ sở của các vị thủ hiến người Pháp được dân Nam gọi là dinh Thống Soái, và người Pháp gọi là Palais Norodom. Năm 1865 tờ Courier de Saigon viết: "Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến việc xây cất một dinh thự dành làm trụ sở vĩnh viễn cho quan Thống đốc bắt đầu thực hiện để thay thế cho những nhà bằng ống tạm thời". Và dinh Thống Soái là một trong những dinh thự đồ sộ được xây dựng với mục đích đó, theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite (Hermite cũng là người phác thảo đố án tòa thị sảnh Hương Cảng). Theo sử liệu, viên đá đầu tiên của dinh Thống Soái do đô đốc De Lagrandière tự tay đặt vào ngày 23-2-1863. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50cm, có lỗ, bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng, có chạm hình Napoléon đệ tam. Vật tư xây cất phần lớn được chuyển từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Ðức (xảy ra năm 1870) nên công trình này kéo dài mãi đến năm 1873 mới xong, riêng việc trang trí dinh phải kéo dài hai năm sau (1875). Lúc bấy giờ đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) còn gọi là đại lộ Norodom vẫn còn bùn lầy, ẩm thấp.


Dinh này được coi là một công thự đẹp nhất ở Á Ðông. Mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách có thể chức đến 800 người. Chung quanh là khu vườn rộng lớn trồng đủ loại cây cỏ rất ngoạn mục. Ngay trước mặt dinh, dưới chân cột cờ có đặt một khẩu thần công kiểu cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp oai nghiêm cho công thự.

Nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại đây suốt gần một thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Sau thất bại Ðiện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954, Dinh Norodom được trao lại cho Việt Nam. Năm 1954, Ngô Ðình Diệm được người Mỹ đặt ngồi vào Dinh Norodom. Ngày 26/10/1956 Dinh Norodom đổi tên là "Dinh Ðộc Lập", tức Phủ Tổng Thống. Sau ngày hai viên phi công của không quân Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom xuống Dinh Ðộc Lập (ngày 27/02/1962) làm thiệt hại nặng nề. Vì lối kiến trúc quá cổ và vị hư hại nhiều nên Diệm quyết định phá hủy toàn bộ dinh Norodom để xây dựng lại một dinh hoàn toàn mới gọi là dinh Ðộc Lập.

Thời gian xây cất kéo dài gần 3 năm: ngày 31-10-1966 việc xây dựng dinh hoàn tất. Trong thời gian xây dựng, có 6 tháng công việc bị đình trệ do nội bộ chính quyền Sài Gòn lục đục đánh nhau rồi đảo chính, nhất là sự kiện Ngô Ðình Diệm bị lật đổ và bị giết chết vào tháng 11-1963. Diện tích khu này khoảng 12ha, diện tích mặt bằng dinh khoảng 2.000m2. Tòa nhà có diện tích 4.500m2, gồm1 tầng nền, 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng đúc có thể làm bãi đáp cho máy bay trực thăng, trên 100 phòng ốc, 4000 ngọn đèn, 400 đường dây điện thoại nội Dinh, 1 tầng hầm kiên cố, 1 đài phát thanh dự phòng, 1 phòng chỉ huy tác chiến.... Tác giả công trình này là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người từng đoạt giải Khôi Nguyên Kiến Trúc ở La Mã. Về kiến trúc, theo kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thì từ sự xếp đặt bên trong cho đến phần tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho một truyền thuyết cổ truyền phương đông, một nghi lễ thần thánh theo phong tục tập quán của dân tộc. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, bình diện của toàn thể Dinh độc Lập được hình thành từ chữ Cát khi tâm của tòa nhà là phòng trình ủy nhiệm thư có thể so sánh như vị trí của điện Thái Hòa ở đại nội cố đô Huế.

Ðã có ít nhất hơn nửa tá nguyên thủ quốc gia và gần 3 nền cộng hòa của thực dân đã giẫy chết hoặc đội nón ra đi khỏi tòa nhà này.

Ngày 8-4-1975 phi công Nguyễn Thành Trung dùng máy bay Mỹ ném hai quả bom làm sập cánh trái dinh, sau đó bay luôn ra vùng giải phóng. Sức tiến công thần tốc của quân giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm cho quân đội Sài Gòn không còn sức chống đỡ: Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống, giao quyền lại cho Trần Văn Hương, sau đó Hương lại giao vào tay Dương Văn Minh. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lữ đoàn 203 xe tăng thuộc quân đoàn 2 dưới sự hướng dẫn của cô gái giao liên đất thép Củ Chi Nguyễn Trung Kiên (còn gọi là Cô Nhíp) tiến thẳng vào Dinh Ðộc Lập. Lúc lá cờ cách mạng tung bay trên dinh cũng là lúc toàn bộ nội các của chính
quyền Sài Gòn dưới sự điều khiển của Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Dinh Ðộc Lập trở thành hợp điểm của các cánh quân giải phóng Sài Gòn.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, dinh Ðộc lập là nơi làm việc của Ủy ban Quân Quản thành phố Sài Gòn. Tháng 12-1975 tại đây diễn ra hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước. Cũng tại nơi đây đã diễn ra những cuộc họp quan trọng của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, một số các đoàn thể để bàn việc thống nhất các tổ chức. Với ý nghĩa lịch sử đó Dinh Ðộc lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.

Một đêm nào đó, nhất là vào những dịp lễ hội, ngắm Dinh Thống Nhất rực rỡ ánh đèn và những chùm pháo bông tỏa sáng, đối với du khách, Dinh Thống Nhất được khoác lên một biểu tượng mới: Không khí hòa bình đang trùm phủ khắp quê hương Việt Nam.


Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH TpHCM-baotangCM

Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh nằm trên một khu đất rộng 2ha, giới hạn bởi các đường Lý Tự Trọng, Pastuer, Lê
Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cửa chính số 25 đường Lý Tự Trọng. Công trình này do kiến trúc sư người Pháp Alfred
Foulhoux thiết kế, được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890.

Ðịa chỉ: 65 - Lý Tự Trọng - Quận 1.


- Khởi đầu, việc xây dựng ngôi nhà này với mục đích làm nơi triển lãm thương mại. Nhưng khi xây dựng xong thì được làm tư dinh
cho viên Thống đốc Nam Kỳ. Vì vậy ở công trình có trang trí như mũi thuyền, thần thương mại cổ phương Tây... ngoài ra còn thể hiện những mô típ như cá sấu, con diệt...là những động vật đặc trưng của Nam Kỳ.

- Lúc đầu, hai bên cửa chính của công trình có đặt hai tượng nữ đứng trong tư thế tự do và xung quanh viền cửa có trang trí. Ðến năm 1943, viên thống đốc Haeffel cho tháo gỡ hai tượng ở cửa chính và xây cửa có mái che như hiện nay.

- Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nơi đây được làm dinh Thống đốc Nhật Minôda và sau đó là dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm. Sau Cách mạng tháng Tám tòa nhà được làm trụ sở ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ.

- Tháng 9/1945 thực dân Pháp làm trụ sở của Cao ủy Cộng hòa Pháp, tiếp theo là dinh thủ hiến Nam Kỳ của Trần Văn Hữu.

- Sau Hiệp định Genève 1954, nơi đây là "Dinh thủ hiến Nam phần", đến "Dinh Gia Long" của Ngô Ðình Diệm vào những năm 1962-1963 rồi "Tối cao pháp viện" từ sau năm 1963 trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu".

- Sau ngày giải phóng đây là Bảo tàng Cách mạng-thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ ngày 12/8/1978 ngôi nhà này được sử dụng làm Bảo tàng cách mạng thành phố Hồ Chí Minh.

- Bảo tàng thể hiện các nội dung chính như sau:
- Lược sử Sài Gòn xưa.
- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Những cuộc vận động chống thực dân Pháp trước khi Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời (1859 - 1930).
- Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc vận động chống thực dân Pháp của nhân dân Sài Gòn - Gia Ðịnh.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn - Gia Ðịnh (từ ngày 23/9/1945 đến 1954)
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Sài Gòn - Gia Ðịnh và chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975).


Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh - Tp. HCM


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH ?what$=-1000857
phòng trưng bày tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh

Tọa lạc trong một khuôn viên 6.000m2 ở vị trí trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn, Quận I , Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn - hiện diện như một biểu tượng chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Vốn là phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Ðông Nam Bộ mở cửa từ hơn 10 năm nay, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành một bảo tàng độc lập nằm trong hệ thống các bảo tàng của cả nước. Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng chia làm hai khu vực: trưng bày ngoài trời và trưng bày trong nhà. Khu trưng bày ngoài trời có diện tích 2.000m2 , giới thiệu các loại vũ khí, khí tài sử dụng trong chiến dịch như máy bay, xe tăng, đại bác các loại.

Khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt nền 1.000m2 cấu trúc thành 5 phòng trưng bày riêng biệt. Ðó là phòng trưng bày chiến dịch đường 14 - Phước Long, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Ðà Nẵng; phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh; phòng trưng bày sở chỉ huy chiến dịch; phòng trưng bày Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trong tháng 4 -1975; và phòng trưng bày tranh tượng về đề tài chiến dịch Hồ Chí Minh của các họa sĩ quân đội. ở phòng trưng bày trung tâm, một sa bàn lớn, có diện tích 60m2, sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, lồng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, kết hợp với màng hình video diễn tả toàn bộ tiến trình chiến dịch. Bằng các mảnh khối trưng bày mạch lạc, hấp dẫn, với 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa học phụ, 34 tranh tượng minh họa cùng 100 hiện vật gốc khác bảo quản trong kho mở, bảo tàng đã đem đến cho người xem những nhận thức và cảm xúc chân thực về bối cảnh và diễn biến của sự kiện trong lịch sử trọng đại này.

Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 29 -02 -1996.
Ðịa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1.
Ðiện thoại: 8229357


Bảo tàng chứng tích chiến tranh


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Bao%20tang%20chung%20tich%20chien%20tranh2

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 359905

Được thành lập tháng 9-1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy. Bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá họai miền Bắc. Các hiện vật như: máy bay, đại bác,xetăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” được xây đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra, còn có các phòng trưng bày về: chiến tranh biên giới Tây Nam, chiếen tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch.
Bên ngoài bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam.

Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, quận 3


Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 1-4_01(1)

Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/1988) tại tòa nhà vốn là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, thủ tướng của chính phủ Sài Gòn trước năm 1975. Bảo tàng là nơi lưu trữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng, người Viện Nam duy nhất đã tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại Biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới – Cánh Mạng Tháng Mười Nga. Là người kế tục chức vụ chủ Tịch nước việt Nam sau khi chủ tịch Hồ Chí minh qua đời, từ năm 1969 đến năm 1980.

Hiện nay bảo tàng có 7 phòng trưng bày với diện tích trên 700m2. Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự ngiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh.


Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Baotang_phununambo_medium

Tòa nhà này trước đây là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan – giám đốc tổng nha cảnh sát chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũ, năm 1984 được nhà nước giao làm nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ. Sau đó được xây thêm tòa nhà 4 tầng và đổi thành bảo tàng phụ nữ Nam bộ.
Bảo tàng phụ nữ Nam bộ có diện tích trưng bày khỏang 2000m2, gồm 10 phòng trưng bày về truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam bộ. Có một hội trường 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm.

Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3



Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 3e9486e994fc8e0098a934cf5dc50e5b

Được thành lập năm 1987 nhưng năm 1991 mới chính thức họat động. Lầu 1 của bảo tàng dành cho triển lãm mỹ thuật của những
tác giả trong và ngòai nước. Lầu 2 là phòng trưng bày các tác phẩm hội họa và điêu khắc có giá trị mỹ thuật của nhiều tác giả trong và
ngòai nước. Lầu 3 gồm các phòng trưng bày mỹ thuật từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20…

Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, P.NTB, Q.1, TP. HCM


Chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH 1239099347_ChoBenThanh

Chợ Bến Thành đã có từ xưa, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm. Vị trí của chợ ở cạnh bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định. Gần chợ có bến để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy gọi là chợ Bến Thành, Thửa ấy Sài Gòn chỉ có một trăm ngàn dân, và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất.

40 năm sau, chợ Bến Thành được dời về địa điểm hiện nay. Chợ chiếm một diện tích rộng ở cuối đại lộ Lê Lợi, một trong những con đường quan trọng nhất ở giữa trung tâm thành phố. Công trường Cộng Hòa nằm ngay trước chợ Bến Thành hay chợ Mới Sài Gòn và nhà ga thành phố, đã mọc lên từ một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao lầy Bồ Rệt (Marais Boresse) được người Pháp cho lấp lại. Lúc đó gọi là bùng binh Cu-nhắc (rond point Cuniac), vì tên xã tây Cunhắc là người đề ra công việc lấp ao đắp công trường, rồi lần lượt đổi tên thành công
trường Diên Hồng nay là Quảng trường Quách Thị Trang.

Từ ngày 1-7-1985 đến 15-8-1985 chợ Bến Thành được cải tạo và sữa chữa lớn. Chợ Bến Thành trước đây nằm ở bến sông Tân Bình (tức sông Sài Gòn), cạnh một con đường vào thành Phụng. Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Ðịnh, chợ Bến Thành bị thiêu rụi.

Sau đó, Pháp đã lập lại chợ ở vị trí Kho Bạc nằm trên đường Nguyên Huệ ngày nay. Ngôi chợ này xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ và lợp lá. Năm 1870, chợ bị hỏa hoạn, phải xây lại vẫn bằng cột gạch, sườn gỗ nhưng lợp ngói, chia làm năm gian hàng: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Ðến năm 1911, ngôi chợ này quá cũ, bị hư sụp nên đã bị phá bỏ để xây dựng ngôi chợ mới ở vị trí hiện nay, khánh thành vào ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm l914. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Ở cửa quay ra quảng trường Quách Thị Trang có tháp cao hình vuông treo đồng hồ ở ba mặt, từng được dùng làm biểu tượng cho Sài Gòn. Chợ có bảy gian với gian giữa lớn và sáu gian còn lại nhỏ hơn bố trí ở hai bên, chia thành nhiều khu vực với những ngành hàng khác nhau.



Năm 1985, Ủy ban Nhân dân Quận 1 đã tiến hành đợt sửa chữa lớn toàn bộ chợ, nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ bên ngoài. Hiện nay, chợ Bến Thành có trên 3000 hộ kinh doanh. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, chợ Bến Thành đã luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của thành phố, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Từ tối 28-4-2002 chợ đêm Bến Thành, TP.HCM đã bắt đầu hoạt động trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phường Bến Thành Q1. Trong phiên chợ đầu tiên có 38 gian hàng của 10 doanh nghiệp tham gia với các ngành hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, lưu niệm và thực phẩm ăn uống. Chợ đêm hoạt động từ 18g- 24g mỗi ngày, thu hút khá đông khách tham quan, mua sắm, ăn uống....

Nhà hát Thành phố


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Nhahat1

Công trình này thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư Ferret, do kiến trúc sư Guichard thi công, mẫu trang trí, điêu khắc được gửi từ Pháp qua. Nhà hát với sức chứa 800 khán giả, chính thức khai mạc ngày 17-1-1900. Năm 1944 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Năm l944, khi đó nhà hát được gọi là nhà hát Tây bị phi cơ Ðồng Minh oanh tạc, gây thiệt hại nặng, ngưng hoạt động và được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho những người Pháp di cư từ miền Bắc, nơi ở tạm trú cho những người miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954.

Năm 1955, nhà hát được tu bổ lại. Năm 1956 được dùng làm trụ sở quốc hội Sài Gòn (ngụy). Từ năm l975, trở thành Nhà hát thành phố. Năm 1998, Nhà hát được sửa chữa lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu.


Bưu điện Thành phố

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Buu_dienSaigon

Xây dựng trong 5 năm ( 1886- 1891) , tọa lạc ở Công trường Công xã Paris, theo phong cách kiến trúc Châu Âu. Mặt tiền của Bưu điện được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arago... Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, đuốc, tràng hoa, cây trái... Trong tiền sảnh có hai bản đồ lịch sử "Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1882" và "Mạng dây thép Nam Bộ và Campuchia năm 1936", nay vẫn được bảo tồn.


Trụ sở UBND Thành phố (Dinh xã tây)


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH CBCCD3_14

Xây dựng vào năm 1898-1909 theo đồ án của kiến trúc sư Gardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.
Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng những hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Bên trong, mỗi
phòng được thiết kế theo phong cách khác nhau. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây và sang thời Mỹ là tòa Ðô chính, sau l975 trở
thành trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố.


Nhà thờ Đức Bà



Khởi công năm 1877, hoàn thành năm 1880. Ðồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25,850 tấn. Ðứng trước Nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình làm tại Rome được dựng vào năm 1959.

Ngày 7-10-1877, một cha cố người Pháp tên là Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và đến ngày 11-4-1880 thì làm lễ khánh thành. Bản đồ án thiết kế vẽ từ bên Pháp, do kỹ sư người Pháp chỉ huy thực hiện, với tổng số tiền là hai triệu rưỡi quan lúc bấy giờ.

Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959, theo sự chấp thuận của Tòa thánh Vaticăng, nhà thờ đã làm lễ xức dầu "đăt tên là Vương cung thánh đường" (Basilique)

Nhà thờ Huyện Sỹ

Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH NhaThoHuyenSi2

Nhà thờ được xây dựng năm 1902, công trình còn có tên cũ là Nhà Thờ Chợ Ðũi. Công trình được thiết kế bởi Ðức Cha Bouttier, do ông bà Lê Phát Ðạt (tức Huyện Sỹ) một đại phú gia đã chi phí cho toàn bộ công trình, họ còn hiến thêm cả 1 thửa đất khác kèm theo (giới hạn bởi Nguyễn Trãi, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Thất Tùng) Công trình được tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, lúc đó gọi là Ðường Trên, nối Sài Gòn với Chợ Lớn, thuộc làng Tân Hoà (sát nhập vào Sài Gòn từ năm 1904). Ðây là một trong số hiếm công trình sử dụng vật liệu đá Granite Biên Hoà, tại mặt tiền cũng như tại các phần đế và nhất là ở các cột của chính điện. Tường trổ cửa sổ nhưng ánh sáng được sàn lọc tối đa cho nên hành lang gác trên hoàn toàn chìm trong bóng tối, tạo nên khoảng không gian
tĩnh lặng bên trong. Hậu cung là nơi có mộ ông bà Huyện Sỹ, tất cả đều làm bằng đá cẩm thạch kể cả các bức tượng. Nhà thờ có phong cách tân Gothic với các vòm trần và cửa sổ có dạng gãy cung với một số trang trí đặc thù.

Ðịa chỉ: số 1 Ðường Tôn Thất Tùng quận 1

Tu viện Saint Paul

Tu viện được xây dựng khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, do Nguyễn Trường Tộ thiết kế theo trường phái kiến trúc cổ điển Pháp, phong cách kiến trúc Roman.Việc xây dựng chủ yếu dựa vào lực lượng binh lính đương thời. Trong khối nhà nguyện chính nội thất được trang trí rất công phu, trần cao vút được tạo thành từ các vòm cong kết hợp với nhau thành nhiều múi, dãy cửa mỗi bên cũng bằng các vòm cuốn nhọn trang trí phức tạp, trên tường, thân cột, đỉnh và chân cột là các chi tiết và hoa văn trang trí tỉ mỉ, các thức cột, phù điêu.

Ðịa chỉ: số 4 Tôn Ðức Thắng quận 1


Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn


[img]
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi. Cuối thế kỷ 18, các quan lại triều Nguyễn thường sống trong những ngôi nhà với kiểu dáng như thế. Ngôi nhà với ba gian, hai chái. Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc. Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời.

Sau năm 1945, những bức vách gỗ bị mối mọt ăn đã được thay thế bằng gạch. Trong lần tu sửa vào năm 1980, những người thợ đã thay phần lõi bên trong của những cột gỗ bị mối mọt ăn bằng cách đổ bê tông vào. Phần mặt ngoài những cột gỗ này vẫn được giữ nguyên nên chúng trông vẫn có vẻ cổ xưa. Đồng thời, những người thợ này cũng đã nâng phần đế cột lên 30cm.

Năm 1790, Nguyễn Ánh, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng ngôi nhà này để Giám mục xứ Adran, Pierre Pigneau de Behaine trú ngụ. Vị Giám mục này đã giúp đở Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh chống lại những người nông dân áo vải Tây Sơn. Chính trong ngôi nhà này, Vị Giám mục này đã dạy học cho Hoàng tử Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh.


Khởi thủy, ngôi nhà tọa lạc gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ. Năm 1799, sau khi Pierre Pigneau mất, một Giám mục Pháp khác đã đến thay thế và ở trong ngôi nhà, nhưng giữa những năm 1811 và 1864, do triều đình Huế cấm đạo Công Giáo, ngôi nhà bị đóng cửa. Trong triều đại Tự Đức, ông Vua này đã ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển lại cho Tòa Giám mục và di chuyển về đường Alexandre de Rhodes, gần nhà thờ Chánh tòa. Năm 1900, cùng với Tòa Giám mục, ngôi nhà được di chuyển về địa điểm hiện tại. Hiện nó được sử dụng như nhà nguyện.

Với tình trạng nguyên thủy vẫn được vẫn giữ nguyên, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ khi tham quan ngôi nhà cổ đã được tu sửa rất tốt này. Một số tòa nhà di tích lịch sử của Sài Gòn không may là đã bị phá hỏng hình dáng nguyên thủy do sự tu sửa quá tệ.



Lăng Ông


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Lvhs076_langlevanduyetc

Lăng tả quân Lê văn Duyệt, còn gọi là "Lăng ông Bà Chiểu", là một di tích lịch sử - văn hóa ở TP.HCM đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ðây không chỉ là nơi thờ cúng một nhân vật lịch sử cách nay hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng.

Nằm kề bên chợ Bà Chiểu nên "Lăng ông Bà Chiểu" là tên gọi phổ biến trong dân gian để chỉ di tích lịch sử - văn hóa: lăng tả quân Lê Văn Duyệt. Lăng tọa lạc số 126 Ðinh Tiên Hoàng - phường 1 - Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trên một khu đất rộng 18.500 m2. Thật ra, theo đúng như hàng đại tự phù điêu trên cổng Tam quan thì tên gọi chính xác phải là "Thượng Công Miếu".

Vốn nằm trên vùng đất hoang ở thượng du Nghi giang nên dọc lối đi vào khuôn viên lăng ngày nay vẫn còn nhiều cây gỗ quý cao to, bóng mát như: si, dầu, bằng lăng... Theo lời của một số người am hiểu thì ngày xưa, Lăng ông nằm trên một gò đất hình lưng qui. Ðối với khoa "địa lý" thì đây là vị thế nằm vào "long mạch" hợp với "địa linh nhân kiệt", tài lộc đời đời vĩnh tế và sẽ có ảnh hưởng tốt
cho sự an lạc của đồng bào cư trú trong khu vực.

Khuôn viên Lăng ông hiện còn khá rộng, được giới hạn bởi bức tường vây quanh với chu vi 500m, cao 1,2m. Bốn cổng lăng mở ra bốn hướng:
- Cổng Ðông (mở ra đường Trịnh Hoài Ðức).
- Cổng Tây (mở ra đường Ðinh Tiên Hoàng).
- Cổng Bắc (mở ra đường Phan Ðăng Lưu).

Trước kia, khi những con đường trên chưa được mở thì diện tích Lăng ông lớn gấp 2 lần hiện nay. Phía trước và hai bên lăng miếu là phần đất hương hỏa mà triều đình Tự Ðức - năm thứ 13 (1860) ban cho xã Bình Hòa thâu huê lợi để phụng sự và trùng tu lăng miếu.

Tuy gọi là Lăng ông nhưng tại khu lăng mộ lại có hai ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và của chánh thất tả quân phu nhân Ðỗ Thị Phận, được song táng theo cổ lệ "càn khôn hiệp đức" của Nho giáo. Trước mộ phần là một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp âm dương, phía trên vòm cửa hình vòng cung phù điêu hàng chữ "Lê Công Bí Ðình".


Cùng nằm trên một trục và cách khu lăng một khoảng sân rộng 26 x 15m là khu vực trung tâm diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng được gọi là "Thượng công linh miếu". Bố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm: tiền điện, trung điện và chánh điện, mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân Thiên Tĩnh. Ðối xứng hai bên trục nhà chính là Ðông Lang , Tây Lang - Lễ khách đường. Nhìn bề ngoài, toàn bộ mái nhà "Thượng công linh miếu" như điệp vào nhau xếp thành lớp, thành tầng. Nóc sau cao hơn nóc trước với các cổ lầu rất nguy nga, bề thế. Vật liệu cũng như kỹ thuật kết cấu của "Thượng công linh miếu" có những đặc điểm đáng chú ý: kế thừa kiến trúc cổ truyền Việt Nam, đồng thời có sự cách tân , nên hình khôí kiến trúc có những thay đổi, tạo sự vững vàng, bền chắc. Tường gạch giữ vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực; cột gạch thay thế cột gỗ ở hàng hiên để chịu đựng lâu dài trước mưa dầm và nắng gắt của vùng nhiệt đới phương nam. Nhìn chung Tiền điện, Trung điện và chánh điện có một vài sự khác nhau về vật liệu và kỹ thuật kết nối bên trong.

Tuy nhiên bộ mái nhà hai tầng là một nét đặc sắc chung trong tổng thể kiến trúc "Thượng công linh miếu", thể hiện đặc điểm kiến trúc Việt Nam. Các bờ nóc được xây cao với hai đầu cong, trang trí "Lưỡng Long chầu nguyệt" trông giống như những chiếc thuyền rồng đang neo lại. Trên bề mặt bờ nóc được chia thành từng ô hình vuông và chữ nhật để đắp những đề tài trang trí khác. Cảm giác cong nhẹ của mái là điểm xoáy hất lên của đuôi rồng chầu vào bờ nóc hoặc nơi oằn xuống của lưng kỳ lân. Sau nhiều đợt trùng tu, di tích Lăng ông đã phần nào phục hồi được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng và đã trở thành di sản quí giá trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.



Chùa Vĩnh Nghiêm


Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH Hinh-2---San-chua-Vinh-Nghi

Xưa kia tại tỉnh Bắc Giang (nay là Hà Bắc) cũng có một ngôi chùa mang tên Vĩnh Nghiêm của phái Phật Giáo Trúc Lâm Tam Tổ. Vua
Trần Nhân Tông là Tổ thứ nhất, Pháp Loa là vị Tổ thứ hai và Huyền Quang Tôn Dã là vị Tổ thứ ba sáng lập một thiền phái Phật giáo.
Năm 1964, trong phong trào Phật giáo đấu tranh chống Mỹ ngụy, có rất nhiều Phật tử quê miền Bắc thuộc dòng dõi của tổ Vĩnh Nghiêm. Cho nên trong hiến chương của giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trước kia dành cho tăng ni Phật tử miền Bắc có mặt tại miền Nam được lấy một miền, gọi là miền Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm được tạo dựng với mục đích làm nơi kế tục của Vĩnh Nghiêm xưa và là trụ sở cho miền Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng do một ban kiến thiết chùa Vĩnh Nghiêm và được hỗ trợ của ban
đại diện miền Vĩnh Nghiêm.

Chùa được xây dựng trên một dòng sông sình lầy 8.000 m2, chuyển đất từ xa lộ về (nay là đường Hà Nội) để làm nền. Khởi công từ tháng 4-1964 và được hoàn thành cơ bản vào năm 1973. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ. Tiền này hoàn toàn do các Phật tử đóng góp

Chùa kiến trúc theo kiểu cổ kính Á Đông. Tuy vậy, nội dung trong chùa mang tính chất hiện đại. Chùa làm theo kiểu chữ "công". Phần ngoài là diện thờ Phật, có hậu cung và tiền đường. Ở chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca và hai đệ tử của ngài là văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Trang trí có hoàng phi câu đối cửa võng và các bàn thờ. Hai bên bàn thờ có tranh thờ Thập Bát La Hán.

Ngoài sân thượng chùa, phía bên trái có ngọn tháp bảy tầng, thờ Đức Quan Thế Âm, và trong các tầng của ngôi tháp để đồ trang trí các tranh ảnh và di tích phật giáo. Bên trái sân thượng có tháp gác chuông treo đại hồng chung, sớm tối gióng chuông để cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. Quả chuông này do Phật giáo Nhật Bản tặng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để cầu nguyện cho chiến tranh sớm chấm dứt.

Phía sau chánh diện có Địa Tạng Đường. Ở giữa có thờ Bồ Tát Địa Tạng để cứu giúp cho những vong linh đã quá cố được siêu thoát. Hai bên có thờ bài vị những người đã chết mà họ được phối hưởng tại chùa.

Tại sân dưới, phía sau chùa, có một tháp gọi là tháp xá lợi công đồng, để thờ các hủ cốt của người đã quá cố, được đặt gởi tại Pháp. Ở sân trước cửa Chùa, mé bên phải có dãy nhà để làm nơi sinh hoạt của Phật giáo. Tầng trệt của chùa gồm có nơi thờ các vị tổ sư đã quá vãng và có giảng đường để thuyết giảng. Sau nhà thờ Tổ có trai đường để sớm tối hành đạo. Chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trên đường từ sân bay tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố.
Về Đầu Trang Go down
https://cdav9.forumvi.com
 
Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, cái nhìn toàn cảnh #1 DANH LAM THANG CANH (cont)
» SAI GÒN - TP Hồ Chí Minh cái nhìn toàn cảnh
» 10 phát minh làm thay đổi cuộc sống hiện đại
» DANH SÁCH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN DHAV2 & CDAV9 LÀM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
» Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ban hành “Chuẩn đầu ra” nhằm công bố sản phẩm đào tạo của nhà trường.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CDAV9 Family :: Forum - Diễn đàn của pà kon AV9 :: ________________________________ :: through the nation: land, history, tradition,....-
Chuyển đến