Hôm nay ta cùng thử sức với bài dịch về đề tài ngoại giao-chính trị. k_k xin trích lại nguyên bài dịch từ trang Vietnamnet của tác giả, và bài gốc tiếng Anh trên The-diplomat để các bạn tiện tham khảo.[nhận thấy cách dùng từ của bản t.A và cách chuyển ngữ của người dịch là khá chuẩn và súc tích]
Trung Quốc quyết đoán -
“điều bình thường mới mẻ”?
Tác giả: The Diplomat
Bài đã được xuất bản.:
21/12/2010 04:00 GMT+7
Những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây có lẽ là dấu hiệu cho những điều sắp tới. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây sẽ phải làm quen với điều này.
Recent tensions between China and the West are likely a sign of things to come. Western policymakers will have to get used to it.
Những tranh cãi về ngoại giao và kinh tế gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây đã gây ra nhiều cú sốc.
Điều đó không phải là từ lâu nay, tất cả những gì Trung Quốc làm không mắc phải những sai lầm. Bên cạnh sự phát triển kinh tế dường như không thể kìm hãm, đất nước này cũng được cho rằng đã giành được quyền lực mềm, có được sự tôn trọng và tạo ra được nét hấp dẫn riêng trên toàn thế giới. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc được coi là những người thông minh, tinh tế và có tầm nhìn xa. Công cuộc
ngoại giao của quốc gia này cũng được ca ngợi là chuyên cần, hiểu biết và dễ chịu.
Recent diplomatic and economic disputes between China and the West have caught many by surprise. It wasn’t all that long ago that China could do no wrong. Besides its seemingly unstoppable economic growth, the country was said to be acquiring soft power, earning respect and charming its way around the world. Its leaders were regarded as smart, sophisticated and far-sighted. Its diplomats were praised as diligent, knowledgeable and smooth.
Nhưng liệu những tính từ này sẽ còn được sử dụng khi nói về công việc ngoại giao của Trung Quốc hiện nay hay không lại là một chuyện không chắc chắn.
It’s doubtful that such adjectives would be applied to them today.
Về mặt kinh tế, chính sách trao đổi thương mại của Bắc Kinh được nhìn nhận như là một trong những nguyên nhân chính cho sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. Chính sách đối ngoại
của Trung Quốc bị chỉ trích là cứng nhắc và đe dọa. Trong khi đó, phản ứng gay gắt của Trung Quốc đáp trả cộng đồng phương Tây về việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, một người bất đồng chính kiến hàng đầu hiện đang bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc được xem là quá mức và phản tác dụng.
Economically, Beijing’s mercantilist trade policy is seen by many as one of the principal causes of global economic imbalances. Its foreign policy is criticized as assertive and bullying. Meanwhile, China’s harsh response to the awarding of the Nobel Peace Prize to Liu Xiaobo, a leading dissident languishing in a Chinese jail cell, has struck nearly everybody in the West as excessive and counterproductive.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Làm thế nào một quốc gia có được những tác động hiệu quả trong việc làm dịu
những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của mình và cho thấy sự phát triển của nó là "an toàn" lại bất ngờ tham gia vào những tranh chấp khó chịu với cường quốc phương Tây đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc tạo lên vị thế kinh tế đáng nể của nó?
So what’s going on? How could a country that had been relatively effective in calming fears of its growing power and portraying its rise as ‘peaceful’ so suddenly engage in such nasty disputes with the same Western powers that have played an essential role in its astonishing economic ascendance?
Liệu suy đoán gây ấn tượng mạnh mẽ về mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây là một sự kém minh mẫn tạm thời hay là một trạng thái bình thường mới được thiết lập của những vấn đề này?
Is this dramatic downturn in relations between China and the West a temporary aberration or a new normal state of affairs?
Trước khi cố gắng trả lời câu hỏi này, điều cần thiết là phải chỉ ra rằng bản thân Trung Quốc - cả những
người lãnh đạo và những công dân bình thường của nó - không nhìn nhận hành vi gần đây của họ là cứng nhắc. Trong con mắt của họ, Trung Quốc chỉ đang bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia. Họ cho rằng không có gì sai trái khi tuyên bố vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là một phần trong "lợi ích cốt
lõi" của quốc gia, chống lại những áp lực do Mỹ dẫn đầu trong việc định giá lại tiền tệ, đối đầu với Nhật Bản về các đảo tranh chấp, hoặc mở rộng nền kinh tế của nó tới những quốc gia đang phát triển giàu tài nguyên.
Before trying to answer this question, it’s necessary to point out that the Chinese themselves—both its leaders and ordinary citizens—don’t see their recent conduct as assertive at all. In their eyes, China has merely been defending its legitimate national interests. There’s nothing wrong with claiming the South China Sea as part of China’s ‘core interests,’ resisting US-led pressures for currency revaluation, confronting Japan over disputed islands, or expanding its economic reach in resource-rich developing
countries.
Và đây chính xác là nơi vấn đề phát sinh. Ở một mức độ nhất định, nó có thể được xem như là một vấn đề về những nhận thức trái ngược nhau: người Trung Quốc và phương Tây chỉ đơn giản là xem cùng một bộ các vấn đề từ quan điểm quá khác biệt.
And this is precisely where the problem lies. At one level, it can be seen as a problem of conflicting perceptions: the Chinese and the West simply see the same set of issues from starkly different perspectives
Tuy nhiên, ở mức độ sâu hơn, những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây bắt nguồn từ những xung đột mạnh mẽ hơn và dai dẳng hơn. Chỉ cần những xung đột như thế tiếp
tục hình thành nên những định nghĩa của Trung Quốc về các lợi ích của họ và những phản ứng của phương Tây, thế giới có thể nhìn thấy những bất đồng lặp đi lặp lại hoặc thậm chí là những cuộc đối đầu gay gắt giữa Trung Quốc và các cường quốc phương Tây.
At a deeper level, however, the growing tensions between China and the West originate from more powerful and enduring dynamics. As long as such dynamics continue to shape Chinese definitions of their interests and Western responses, the world is likely to see repeated disagreements or even acrimonious confrontations between China and major Western powers.
Xung đột quan trọng nhất-và rõ ràng nhất là sự chuyển đổi nhanh chóng cán cân quyền lực giữa phương Tây và Trung Quốc. Một hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi này, mà đã gia tăng sức mạnh của Trung Quốc một cách nhanh chóng trong những điều kiện giới hạn, là cách giới tinh hoa của Trung Quốc nhận thấy lợi ích của họ và theo đuổi chúng.
The most important—and obvious—dynamic at work is the rapid shift of the balance of power between the West and China. An inevitable consequence of this shift, which has strengthened China rapidly in relative terms, is how Chinese elites perceive their interests and pursue them.
Trước khi Trung Quốc có được khả năng hiện tại về kinh tế, ngoại giao và quân sự, một số nhà hiện thực chủ nghĩa ở phương Tây đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hành động theo kiểu bá quyền một khi nó trở thành một cường quốc, bất chấp những lời hùng biện hoa mĩ của nó về "một sự phát triển hòa bình". Chính sách đối ngoại gần đây của Trung Quốc dường như đã chứng minh cho dự báo này.
Before China acquired its current economic, diplomatic and military capabilities, some realists in the West predicted that China would act like a great power when it became one, regardless of its rhetorical commitment to a ‘peaceful rise.’ Recent Chinese foreign policy conduct seems to have vindicated this forecast.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trở nên tự tin và quyết đoán trong những năm gần đây vì một vài rào cản chính về việc thực hiện quyền lực của nó ở nước ngoài đã suy yếu hoặc biến mất. Các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã làm tiêu hao rất nhiều năng lượng quân sự và ngoại giao của Mỹ nên Trung Quốc, hiện tại, ưa thích một bàn tay tự do hơn ở nước ngoài và có thể lên kế hoạch cho quyền lực của nó - chủ yếu là những tác động kinh tế và ngoại giao - tới những khu vực mà Mỹ đã bỏ quên sau ngày 11/9 (ví như như Mỹ Latinh, châu Phi và Đông Nam Á).
In addition, Beijing has also become more confident and assertive in recent years because some of the key constraints on the exercise of its power abroad have either weakened or disappeared. The wars in Iraq and Afghanistan have consumed so much US military and diplomatic energy that China evidently now enjoys a freer hand abroad and can project its power—mainly economic and diplomatic influence—into regions neglected by the United States since 9/11 (such as in Latin America, Africa and South-east Asia).
Ngay cả Đài Loan, một rào cản lâu năm đối với sức mạnh của Trung Quốc, hiện tại là một thách thức ít
phương hại đến Bắc Kinh sau thất bại của các phong trào ủng hộ độc lập của Đảng Dân chủ Tiến bộ trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm 2008. Thoát khỏi viễn cảnh kinh khủng của việc phải có một cuộc chiến tranh để ngăn chặn Đài Loan đạt được một sự công nhận hợp pháp về quyền độc lập, Trung Quốc giờ đây có thể triển khai những nguồn lực của nó để giải quyết các vấn đề quan trọng về lãnh thổ và chủ quyền như vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), việc đã bị trì hoãn khi Đài Loan chủ trì chương trình nghị sự.
Even Taiwan, a perennial constraint on Chinese power, presents a much less serious challenge to Beijing after the defeat of the pro-independence Democratic Progressive Party in the presidential election in March 2008. Freed from the dire prospects of having to fight a war to prevent Taiwan from gaining de jure independence, China is now able to deploy its resources to address important territorial and sovereignty issues such as the South China Sea that had to be shelved when Taiwan stopped the agenda.
Đối mặt với sự tái khẳng định của Trung Quốc về lợi ích của mình, sẽ rất hấp dẫn khi chỉ trích Bắc Kinh
đã vi phạm chiến lược lớn của Đặng Tiểu Bình về việc "khiêm tốn và tạo dựng sức mạnh lặng lẽ". Rõ ràng, Trung Quốc đã không còn giữ sự được khiêm tốn - mà trái lại, nó đang phô trước sức mạnh và vị thế mới có của mình.
Faced with China’s reassertion of its interests, it’s tempting to criticize Beijing for violating Deng Xiaoping’s grand strategy of ‘keeping a low profile and building strengths quietly.’ Clearly, China is no longer keeping a low profile—on the contrary, it’s flaunting its newly acquired power and status.
Có hai giải thích cho việc từ bỏ của Bắc Kinh đối với chiến lược của Đặng Tiểu Bình. Trong nước, Đảng Cộng sản mong muốn cho người dân Trung Quốc thấy được uy tín và tầm ảnh hưởng quốc tế như là một nguồn lực chính trị hợp pháp (thực sự nó đã khá thành công trên mặt trận này). Đó là lý do tại sao Trung Quốc tổ chức Thế vận hội và Hội chợ Quốc tế.
There are two explanations for Beijing’s abandonment of Deng’s strategy. Domestically, the Communist Party is eager to show the Chinese people its international prestige and influence as a source of political legitimacy (indeed it has been quite successful on this front). That’s why China hosted the Olympics and the Expo.
Một lý do khác là Trung Quốc đơn giản có quá ít sự lựa chọn về cấu hình quốc tế của nó. Không giống như 30 năm trước, khi Đặng Tiểu Bình thiết lập chiến lược "khiêm tốn", Trung Quốc ngày nay đã có sự hiện diện cũng như lợi ích trên toàn cầu - và phải bảo vệ chúng. Việc mở rộng sự hiện diện của nền kinh tế Trung Quốc trên khắp thế giới khiến cho các tranh chấp và xung đột với phương Tây trở nên không thể
tránh khỏi. Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi là một ví dụ. Hai thập kỷ trước đây bạn khó có thể tìm thấy một doanh nhân Trung Quốc ở đó. Ngày nay, bạn không thể tránh khỏi việc va phải họ.
The other reason is that China simply has little choice regarding its international profile. Unlike 30 years ago, when Deng set the ‘low-profile’ strategy, China today has global presence and interests—and must defend them. The expansion of China’s economic presence around the world makes disputes and conflicts with the West inevitable. China’s role in Africa is a case in point. Two decades ago you could hardly find a Chinese businessman there. Today it’s impossible to avoid bumping into one.
Cuối cùng, nhận thức về sự quyết đoán của Trung Quốc có thể tạo ra một sự thay đổi thái độ của phương Tây đối với Trung Quốc. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng phương Tây dân chủ có một chương trình nghị sự chính trị về các cam kết kinh tế với Trung Quốc, nó đã thay đổi hệ thống chính trị của mình. Nhưng ba thập kỉ cam kết kinh tế ấy đã không đem đến những lợi tức chính trị dự đoán. Thay vì trở thành một cường quốc dân chủ trong nội bộ và mở rộng hợp tác với nước ngoài, Trung Quốc bây giờ ngày càng xuất hiện như một thách thức không chỉ với ưu thế về kinh tế và quân sự của phương Tây mà còn thách thức cả những giá trị tự do cốt lõi của nó.
Finally, perception of Chinese assertiveness is likely a function of changing Western attitudes toward China. As the Chinese Communist Party knows, the democratic West has a political agenda for its economic engagement with China: changing its political system. But three decades of economic engagement hasn’t delivered the anticipated political dividends. Instead of an internally democratizing and externally cooperative great power, China now increasingly appears to be challenging not only Western economic and military supremacy, but also its core liberal values.
Vì vậy, sự kiên nhẫn của phương Tây là có hạn và sự vỡ mộng về Bắc Kinh đang gia tăng. Trao tặng giải Nobel Hòa Bình cho một người bất đồng chính kiến với Trung Quốc và đang bị bắt giam là không thể tưởng tượng được cách đây vài năm. Ngày nay, điều đó được tán dương trên khắp phương Tây
So Western patience is wearing thin and its disillusionment with Beijing is growing. Awarding the Nobel Peace Prize to a jailed Chinese dissident would have been unthinkable a few years ago. Today, it’s celebrated throughout the West.
Vì vậy, nếu điều này là đúng thì nó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chúng ta đang bước vào một giai đoạn kéo dài của những căng thẳng leo thang và những tranh chấp thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và phương Tây - "một điều bình thường mới mẻ" trong địa chính trị.
So what does it mean if all this is correct? It means that we are entering a prolonged period of elevated tensions and more frequent disputes between China and the West—the ‘new normal’ in geopolitics.
MinxinPei is the Tom and Margot Pritzker ’72 Professor of Government at Claremont McKenna College and an adjunct senior associate at the Carnegie Endowment for International Peace.
Hà Nguyễn dịch từ The Diplomat